Những triệu chứng khó chịu khi mang thai

Nếu như chu kỳ cuối là chu kỳ mà bạn mong đợi nhất vì bạn sắp sửa được nhìn ngắm khuôn mặt đáng yêu của con, thì đây lại là chu kỳ gây khó chịu nhất cho các mẹ bầu với rất nhiều các triệu chứng khác nhau như ngứa bụng, tiểu són hoặc ngáy. Hãy cùng tìm hiểu về những triệu chứng này và cách khắc phục chúng như thế nào nhé.
trieu-chung-kho-chiu-khi-mang-thai
3 triệu chứng khó chịu khi mang thai ở chu kỳ cuốiTriệu chứng gây khó chịu khi mang thai #1: Ngứa bụng
Rất nhiều mẹ bầu phải gánh chịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thậm chí những cơn ngứa dữ dội đến mức không chịu nổi ở những tuần cuối thai kỳ, do bụng ngày càng trở nên căng, có cảm giác như sắp “bể chum”.
Cách đối phó khi mẹ bầu bị ngứa bụng:
Sử dụng thật nhiều kem dưỡng ẩm toàn thân, nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm chất lượng tốt sẽ có hiệu quả cao hơn. Bôi nhiều lần trong ngày khi cần thiết. Khi các mẹ đi tắm, đừng bôi xà phòng lên vùng bụng, vì nó có thể là cho da bị khô, khiến mẹ bầu bị ngứa nhiều hơn nữa.
Triệu chứng gây khó chịu khi mang thai #2: Tiểu són
Điều này thật đáng xấu hổ nhưng rất nhiều mẹ phải đối mặt với triệu chứng khó chịu này khi mang thai, đặc biệt là ở chu kỳ cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra quá mức khi phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn hơn. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện một áp lực tác động lên bụng bầu, như khi bạn ho hoặc cúi xuống, làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Mẹ bầu sẽ thường xuyên thấy mình phải chạy gấp vào nhà vệ sinh, hoặc thậm chí chỉ với những cử động nhỏ như ho, cúi người, mẹ cũng phát hiện vùng kín của mình bị ướt.
Cách đối phó khi mẹ bầu bị són tiểu
Các bài tập Kegels sẽ giúp các mẹ tăng cường cơ bắp vùng xương chậu, tuy nhiên điều đó cũng đòi hỏi một sự kiên trì tập luyện ở mẹ bầu.
Nhiều mẹ bầu đã phải đối phó với triệu chứng này bằng cách sử dụng băng vệ sinh hằng ngày. Tuy nhiên, hãy thận trọng với việc dùng băng vệ sinh vì nó có thể sẽ khiến vùng kín bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng són tiểu nằm ngoài tầm kiểm soát. Nên chọn quần lót có độ thấm hút cao và thay quần lót thường xuyên.
Triệu chứng gây khó chịu khi mang thai #2: Ngáy ngủ
Nếu trước kia bạn chưa từng bao giờ ngủ ngáy thì bạn sẽ không hỏi khó chịu khi bản thân mình lại ngáy ngủ khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ. Theo tổ chức National Sleep Foundation, ngáy ngủ trong thời gian mang thai là do tắc nghẹt mũi, tăng chu vi bụng và tử cung phát triển dưới cơ hoành.
Cách đối phó khi mẹ bầu bị ngáy ngủ
Cách tốt nhất khi mẹ bầu ngáy ngủ là hãy nằm ngủ nghiêng một bên để giữ cho đường hô hấp lưu thông. Mẹ cũng có thể nằm kê đầu cao hơn, bằng cách sử dụng 2 gối.

Một điều đáng mừng là những triệu chứng khó chịu trên sẽ hoàn toàn biến mất ngay khi bé yêu chào đời. Do đó, các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, vì nó sẽ nhanh chóng qua đi thôi.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét